Hợp đồng thuê nhà chính là văn bản bằng chữ dùng để thực hiện việc cho thuê nhà hay mặt bằng, một diện tích đất cụ thể. Trong đó bao gồm có cả hợp đồng nhận đặt cọc tiền khi thuê nhà. Đây là biên bản dùng để khẳng định bên thuê đã đưa ra một số tiền để giữ chỗ trước khi mình vào sử dụng. Số tiền này có thể mất đi hoặc được hoàn trả lại khi ký hợp đồng thuê nhà hoặc mặt bằng. Tùy theo từng đối tượng sẽ có các mẫu hợp đồng khác nhau. Nó có thể được viết bằng tay với ngôn ngữ bình dị hay mẫu đúng theo quy định của pháp luật. Dưới đây là mẫu tham khảo cũng như các điều khoản cần có trong hợp đồng đặt cọc tiền thuê nhà.
Tùy theo từng trường hợp cho thuê sẽ có những điều khoản quy định cụ thể riêng. Như mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà xưởng sẽ khác hoàn toàn với hợp đồng đặt cọc thuê phòng trọ. Nhưng tất cả các mẫu hợp đồng đều có chung các yếu tố sau:
Bên cạnh đó thì nếu khách thuê là người nước ngoài thì phải có hợp đồng đặt cọc thuê nhà song ngữ. Như vậy sẽ giúp khách thuê nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi đến Việt Nam sinh sống, nghỉ dưỡng, học tập hay làm việc.
Cần phải có chữ ký của các bên thì hợp đồng đặt cọc mới có hiệu lực
Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự và Luật về nhà ở và theo sự thỏa thuận của các bên để đề ra một bản hợp đồng đặt cọc khi thuê nhà nói riêng và các tài sản khác nói riêng.
Thông tin đại diện của các bên trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà 2020
- Bên thuê là bên đặt cọc: gồm các thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số CMND. Hoặc thêm thông tin về giấy tờ kinh doanh nếu thuê để kinh doanh.
- Bên cho thuê là bên nhận cọc: Gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại và vài thông tin cá nhân khác. Có thể để tên cả hai vợ chồng nếu đã kết hôn và là tài sản chung.
- Các điều khoản trong hợp đồng:
+ Các điều khoản về số tiền cọc, mục đích thuê, thời gian thuê.
+ Thỏa thuận về việc giải quyết tiền cọc đối với bên đặt cọc:
- Giao tiền đúng thỏa thuận.
- Sẽ mất tiền cọc nếu quá hạn quy định mà không thông báo về việc không thuê nữa.
- Nhận lại tiền cọc khi đã ký hợp đồng thuê nhà.
+ Điều khoản về tiền cọc đối với bên nhận tiền cọc:
- Được nhận đủ số tiền đã quy định trong hợp đồng thuê nhà.
- Được quyền sử dụng toàn bộ số tiền cọc nếu bên thuê không còn thuê nhà nữa. Hoặc không liên hệ ký hợp đồng trong thời gian quy định.
- Phải hoàn trả tiền cọc nếu không muốn cho thuê nhà nữa.
+ Các điều khoản chung cho các bên:
- Tự nguyện ký hợp đồng cho thuê nhà trên tinh thần nghiêm túc.
- Nếu có phát sinh tranh chấp phải cùng thương lượng và giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi.
- Khởi kiện nếu không giải quyết được. Bên thua kiện phải trả toàn bộ chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho các bên.
Cuối cùng là chữ ký, họ tên của các bên. Trong đó bên nhận đặt cọc phải ghi kèm đã nhận đủ bao nhiêu tiền cọc. Hợp đồng đặt cọc mua nhà phải chia làm hai bản như nhau. Mỗi bên giữ một bản.
Đảm bảo bên cho thuê đã nhận được số tiền cọc. Như vậy, dù không còn ý định thuê vẫn sẽ nhận lại được số tiền cọc ban đầu.
- Giúp đảm bảo số tiền đã đến tay người nhận là bên cho thuê. Từ đó đảm bảo được phần nhà, đất hoặc mặt bằng sẽ được người chủ giữ lại cho mình trước tiên.
- Đảm bảo các quyền lợi và trách nhiệm có liên quan về tiền cọc khi thuê nhà đất.
- Tùy theo tính chất nghiêm trọng của hợp đồng cần phải có chữ ký của các bên. Nhất là phòng công chứng để đảm bảo tính pháp luật của hợp đồng. Pháp luật nhà nước cũng sẽ căn cứ vào đây để xử lý tranh chấp.
Khi đặt cọc để thuê nhà đất thì cần phải có HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC THUÊ NHÀ. Và nó cần phải đảm bảo đúng pháp luật, đủ các điều khoản để giúp quyền lợi của các bên được bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó là nhắc nhở trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn